Thứ năm này (9/11) có lễ kỷ niệm ngày xây dựng đền thờ Erawan. Điện thờ này nằm ngay trung tâm Bangkok, cách vài bước chân từ Gaysorn, Central World, Amarin Plaza và BigC.

  • Gọi là đền thờ Erawan vì xây dựng cùng với khách sạn Erawan Hotel, và nằm ở 1 góc phía trước sân. Ở khắp xứ Thái, bất kỳ tòa nhà, văn phòng hay chung cư nào, đều có bệ thờ vị thần này, tòa nhà lớn thì làm bệ thờ lớn, nhà nhỏ thì làm bệ thờ nhỏ…

Đây là 1 vị thần trong Hindu giáo (Ấn độ giáo), không thuộc cõi Phật, không phải là 1 vị Phật.

  • Thái Lan theo đạo Phật nam tông (tu theo đúng những gì mà Đức Phật đã tu hơn 2,500 năm trước: không ăn chay, đi khuất thực, không ăn sau giờ ngọ, tập trung vào thiền định…) và do vị trí địa lý nên ảnh hưởng Hindu giáo, nên họ thờ vị thần này.


      Vị thần này tên Brahma, tiếng Việt đọc là Phạn-Thiên, đọc từ 梵天, do ông cha ta ngày xưa nghiên cứu văn hóa vùng này thông qua ngôn ngữ của Trung Quốc.

    Đây là 1 vị thần trong bộ tam thần (Trimurti ), ba vị thần quan trọng nhất của Hindu giáo:

    1. Brahma (đấng tạo hóa)
    2. Vishnu (đấng bảo hộ)
    3. Shiva (đấng hủy diệt)

Bangkok cũng có đền thờ Trimurti (thờ cả 3 thần): ai muốn cầu có chồng, hay cầu bỏ được chồng thì đến đền này vào mỗi tối thứ 3 (viết ở post sau).

Thần Brahma được sinh ra từ 1 bông hoa sen trên mặt nước, ông là cha của các thần, ông tạo ra loài người, vợ của ông là nữ thần Saraswati. Ông có 4 mặt, mỗi mặt đọc 1 phần kinh vệ-đà (nói 4 mặt tượng trưng cho đầy ơn, thương xót, và vô cảm là chưa thấy tài liệu nào dẫn chứng), ông có 4 tay (tượng trưng cho 4 hướng), ông cưỡi chim hạt (giờ gọi là chim sếu á)…

Bất kể chung cư, cao ốc, khách sạn nào ở xứ Thái cũng thờ thần Brahma ở trước sân, nhưng ở khách sạn Erawam thì có tin đồn, rồi nối tiếp tin đồn, đồn mạnh nhất ở Hongkong và Trung quốc. Và từ 1 bệ thờ nhỏ, chính phủ kết hợp với khách sạn biến thành 1 điểm du lịch thu hút hàng triệu người đến để cúng vái tiền và lễ vật.

  • Theo kinh Phật, thì có 1 đoạn hội thoại (có thể là giả sử) giữa đức Phật và vị thần này, để lý giải những điều mâu thuẫn giữa Phật giáo và Hindu giáo vì đạo Phật được tạo ra trong bối cảnh xã hội Ấn Độ có Hindu giáo đã phát triển mạnh trước đó.

Đức Phật giản lược các hình thức hiến tế, cúng bái, cầu khẩn từ đạo bà-la-môn này. Phật không dạy Phật tử các kiểu cầu khẩn mà chỉ dạy cách tu theo đúng như cách đức Phật tu, để Phật tử (con Phật) có thể trở thành Phật (thông qua bát chánh đạo, bốn pháp giới...).

Ai vào chùa cầu mua may bán đắt, cầu có chồng, cầu sinh con trai... là sai, Phật chỉ dạy cách tịnh tâm, sám hối và giác ngộ trí tuê, Phật không dạy cách cầu khẩn cho tham vọng. Cần đổi sang chùa và sư nào đúng đạo Phật (không bị lai căng, chính trị hóa) để thỉnh giáo.

  • Nên gọi vị thần trong Hindu giáo là “Phật bốn mặt” là sai. Giống như gọi đức Giesu trong Kito giáo là “Phật Giesu”. Hoặc gọi thánh Allah của Hồi giáo là “Phật Allah” vậy. Buôn bán các sản phẩm có in hình Phật lên là cũng sai. Lợi dụng Phật giáo để mưu cầu lợi ích cá nhân là càng sai…

Người Thái gọi đây là thần (God), không gọi là Phật (Buddha).

Người Thái thờ vị thần này vì Phật giáo nam tông ảnh hưởng Hindu giáo. Và Phật giáo cũng “dễ”, chỉ yêu cầu tính tự giác của tín đồ (không khắc khe như các tôn giáo khác). Những người viếng hôm thứ 5 này sẽ mặt áo trắng (hoặc cả bộ màu trắng) vì theo truyền thống Hindu giáo.

  • Cần 12 cây nhang, 4 vòng hoa nhài, 4 miếng vàng lá.
  • Từ cổng chính, chia đều lễ vật và nhang cho 4 mặt của thần và đi theo chiều kim đồng hồ.

Các bạn có thể đến xem biểu diễn các điệu múa Thái truyền thống miễn phí ở đây khi có ai đó "mua" dịch vụ.



Và đừng quên, nếu bạn là một Phật tử (chính hiệu) thì việc thỉnh 1 vị thần Hindu giáo, đeo vào người và gọi đó là Phật thì không đúng.


Con Phật chỉ nghe lời Phật, không quỳ lạy trước ma quỷ, tà thuật khác.


Nếu bạn biết rằng đó không phải là 1 vị Phật, mà vẫn cố gọi là “Phật 4 mặt” thì bạn đã phạm vào 1 trong 8 điều của Bát Chánh Đạo (Chánh ngữ: biết sai mà vẫn nói).



Nguồn: Du Lịch Thái Lan