Nướu răng bị sưng là một vấn đề mà mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải, và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bước đầu tiên trong việc xác định gốc rễ của vấn đề này là kiểm tra xem các nguyên nhân phổ biến nhất mà các chuyên gia nha khoa khuyến cáo có trùng khớp với trường hợp của bạn hay không.
Nguyên nhân gây sưng nướu
Không chỉ riêng bệnh nha chu, mà có nhiều lý do khác nhau khiến nướu của bạn bị sưng và đau nhức. Chải răng quá mạnh và dùng chỉ nha khoa không đúng cách đều có thể gây đau nướu. Ngoài ra, những loại thực phẩm như ngũ cốc giòn, khoai tây chiên hoặc đồ ăn nóng có thể gây kích ứng nướu và gây khó chịu cho miệng của bạn vì những thực phẩm đó mài mòn răng hoặc gây ra tình trạng bỏng nướu. Và đôi khi, khi chúng ta áp dụng một chế độ ăn kiêng với quá ít vitamin, hoặc gặp quá nhiều căng thẳng trong cuộc sống, nướu của chúng ta có thể bị đau và sưng tấy.
Tất nhiên, vi khuẩn vẫn được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau nướu. Nướu bao quanh răng của bạn và bảo vệ các sợi nhỏ giống như dải cao su, những sợi mà giúp cố định răng vào xương của bạn. Bên trong phần vòng cung của nướu, nơi nướu tiếp xúc với răng của bạn là một không gian nhỏ, tạo thành điều kiện lý tưởng cho vi trùng phát triển. Khi phần không gian này nhanh chóng bị lấp đầy bởi vi khuẩn, tình trạng viêm nướu và bệnh nha chu có thể xảy ra, và theo Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), những bệnh lý này đều có liên kết mật thiết với những vi khuẩn nói trên. Bệnh nha chu thường gặp ở người trưởng thành và phổ biến hơn ở nam giới.
Dấu hiệu nhận biết nướu bị viêm
Nướu bị tổn thương thường bị đỏ, tím, loét hoặc sưng tấy. Bên cạnh đó, nướu bị viêm cũng thường chảy máu khi bạn đánh răng. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, mức độ liên kết giữa răng với xương có thể bị giảm đi, khiến răng bị lung lay hoặc thậm chí bị rụng.
Trong một số trường hợp viêm nướu khác, các vết loét miệng có thể xuất hiện ở bên trong nướu và bên trong má. Đôi khi những vết loét miệng này được gọi là nhiệt miệng, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), và thậm chí các chuyên gia nha khoa cũng chưa có nghiên cứu cụ thể về những tổn thương này. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng bao gồm dị ứng, thay đổi thói quen ăn uống, thiếu vitamin và căng thẳng.
Khi nào đau nướu là phản ứng bình thường ?
Khi răng mọc xuyên qua nướu, trẻ nhỏ sẽ có thể cảm thấy khá khó chịu và đau nướu. Hiện tượng này thường xảy ra trong độ tuổi từ bốn tháng tuổi đến khi trẻ lên ba, cũng như độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi. Đau nướu cũng có thể xảy ra khi mới các dụng cụ chỉnh nha mới được gắn vào răng.
Tuy nhiên, đau mô nướu dai dẳng lại không phải là phản ứng bình thường ở người trưởng thành, vì vậy nếu nướu của bạn bị đau, hãy liên hệ với chuyên gia nha khoa để xác định và điều trị nguyên nhân gây ra vấn đề. Ngoài ra, khám răng định kỳ cũng có thể ngăn chặn tình trạng đau nướu tiến triển thành các bệnh lý về nướu nghiêm trọng hơn, một trong số đó là bệnh nha chu.
Bạn có thể khắc phục vấn đề này như thế nào ?
Việc đầu tiên bạn cần làm để khắc phục tình trạng đau nướu là xây dựng thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, bao gồm việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng nhằm giảm và loại bỏ sự phát triển của vi khuẩn. Với loại kem đánh răng như kem đánh răng bảo vệ nứu Sparkle Lemon Soda 100g Thái Lan có chứa thành phần diệt vi khuẩn đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ nướu cũng có thể hỗ trợ quá trình chữa trị nếu bạn có dấu hiệu tổn thương nha chu giai đoạn đầu. Bên cạnh đó các bạn cũng nên chọn loại bàn chải đánh răng phù hợp cũng là 1 trong những yếu tố quyết định đến nứu răng của bạn.
Mặc dù việc áp dụng quá mức các biện pháp vệ sinh răng miệng có thể gây ra tình trạng kích ứng, nhưng chải răng và sử dụng chỉ nha khoa vẫn luôn thực sự cần thiết đối với sức khỏe răng miệng của bạn. Thường xuyên chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ vi khuẩn sẽ làm giảm thiểu các mảng bám trong miệng của bạn một cách hiệu quả, đặc biệt là ở các khu vực dọc mép nướu. Mảng bám (còn gọi là màng sinh học) là một hỗn hợp dính, thường vô hình, được tìm thấy trên bề mặt răng của bạn, và được hình thành từ vi khuẩn, các hạt thức ăn thừa và chất thải mà vi trùng tạo ra sau khi chúng "ăn" những mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong miệng. Những mảng bám này, khi bị mắc kẹt dọc mép nướu của bạn, có thể dẫn đến đau nướu. Khi bạn chần chừ trong việc xử lý các mảng bám khó chịu này, thì chúng sẽ càng có nhiều thời gian để làm hỏng răng và các mô xung quanh răng.
Các dạng bệnh nha chu có thể điều trị được, nhưng chúng không phải lúc nào cũng là nguyên nhân gây đau nướu. Bạn có thể phòng ngừa nguy cơ bị đau nướu bằng cách bỏ thuốc lá, ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, hạn chế các hoạt động gây căng thẳng và ngủ đủ giấc mỗi ngày. Chuyên gia nha khoa của bạn cũng có thể hỗ trợ bạn trong việc xác định các nguy cơ mà bạn sẽ có thể phải đối mặt, và khuyến nghị bạn tham gia vào một kế hoạch điều trị đặc biệt giúp giải quyết vấn đề kích ứng của bạn.
Nguồn: Colgate.com.vn