Khi thấy mụn xuất hiện trên da, chúng ta thường nóng lòng nặn mụn để mụn mau hết hoặc cũng có thể là một thói quen nặn mụn. Tuy nhiên không phải mụn nào chúng ta cũng có thể nặn và biện pháp này không được khuyến khích bởi các bác sĩ da liễu vì nặn mụn không đúng cách sẽ dễ làm tình trạng mụn nặng hơn hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ thậm chí mạng sống của chúng ta. Mà các bác sĩ chỉ khuyên chúng ta nên chấm mụn mà đặc biệt là mụn ở các vùng mũi và giáp mũi (vùng tam giác tử thần). Sau đây là các lý do mà bạn nên chấm mụn chứ không nên nặn mụn.
Vì sao nên chấm mụn chứ không nên nặng mụn
Chấm mụn là một biện pháp an toàn, hạn chế tối đa các khả năng viêm nhiễm do mụn gây ra, giúp mụn nhanh khỏi và không lây lan.
Chấm mụn là sử dụng các sản phẩm thuốc bôi để chấm lên các nốt mụn để giúp nhanh khỏi mụn một cách an toàn và hiệu quả.
Các sản phẩm chấm mụn chứa chất kháng viêm, có tác dụng diệt khuẩn và kiểm soát nhờn trên da, làm sạch da và thông thoáng lỗ chân lông giúp da ngăn chặn các vi khuẩn gây mụn tấn công. Bên cạnh đó, chấm mụn còn giúp tái tạo da và hạn chế các nốt mụn viêm xuất hiện.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chấm mụn. Nhưng các thuốc chấm mụn phần lớn sẽ chứa các hoạt chất sau:
- Benzoyl Peroxide: Benzoyl Peroxide thường có trong các sản phẩm dạng gel và cream, phù hợp với những loại mụn viêm nhẹ đến vừa và những nốt mụn to sẽ cần thêm nhiều thời gian để giải quyết.. Nồng độ Benzoyl Peroxide thường thấy trong thuốc chấm mụn viêm sẽ dao động từ 2.5% đến 10%. Thành phần này có tác dụng khá mạnh nên cần lưu ý đến nồng độ và cách sử dụng. Vì vậy, nên bắt đầu với những sản phẩm có nồng độ thấp và tăng dần lên nếu tình trạng da mụn viêm không cải thiện.
- Salicylic Acid: Đây là hoạt chất tan trong dầu, có thể đi sâu vào lỗ chân lông để làm sạch bã nhờn, tiêu diệt vi khuẩn và bụi bẩn mắc kẹt sâu dưới da. Salicylic Acid phù hợp với mụn viêm không nhân, mụn sưng viêm hoặc mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Khả năng thấm sâu và làm sạch bên trong lỗ chân lông của thành phần này có hiệu quả trong việc điều trị mụn viêm.
- Azelaic acid: Thành phần này có thể thấm sâu vào các lỗ chân lông, loại bỏ vi khuẩn từ bên trong. Từ đó làm giảm tình trạng sưng viêm dưới da, giúp lỗ chân lông thông thoáng và hạn chế mụn.
- Retinol: Retinol trị mụn kiểm soát bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào mới, nhờ vậy mà những nếp nhăn cũng được đẩy ra khỏi bề mặt da. Ở nồng độ thấp (0.1%), Serum Retinol vẫn đem đến hiệu quả tức thì cho các vấn đề về mụn nói chung và mụn viêm nói riêng trên da. Bên cạnh đó, Retinol cũng có tác dụng giảm sưng tấy, kháng khuẩn nên rất hữu hiệu trong việc trị mụn, giảm thiểu sẹo do mụn viêm để lại, giảm dầu và thu nhỏ lỗ chân lông.
Tác dụng chính của việc chấm mụn
Giảm tiết nhờn, tiêu nhân mụn, giảm viêm, diệt vi khuẩn là 4 tác dụng lớn nhất của sản phẩm chấm mụn đã được được nghiên cứu dựa trên hoạt động của 4 cơ chế gây mụn thường gặp:
- Giảm lượng dầu thừa trên da để kiểm soát vấn đề viêm.
- Bảo vệ lỗ chân lông khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn & tiêu diệt chúng ngăn ngừa nguy cơ gây mụn viêm.
- Thúc đẩy quá trình tái tạo da thông qua việc đẩy nhanh tiến độ bong tróc để kiểm soát quá trình tăng lớp sừng trên da.
- Đẩy nhanh quá trình lên nhân, gom khô cồi mụn từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành các nốt mụn, giảm thâm mụn hiệu quả.
Gel chấm mụn Dr.Somchai Thái Lan chính hãng trị mụn vô cùng hiệu quả, an toàn, được bác sĩ khuyên dùng
Hướng dẫn chấm mụn đúng
Chấm mụn sẽ an toàn nhưng chấm mụn đúng thì mới hiệu quả. Để chấm mụn đúng bạn cần thực hiện đúng các bước sau đây:
- Bước 1: Làm sạch da mặt trước khi chấm mụn
- Bước 2: Chấm thuốc chấm mụn lên các vị trí bị mụn, chấm 2 lần mỗi ngày.
- Bước 3: Dưỡng ẩm da mụn bằng serum hoặc sản phẩm dưỡng ẩm cho da sau khi chấm mụn.
Lưu ý: Tuyệt đối không nặn mụn và hãy thay đổi một số thói quen ăn uống và sinh hoạt để không bị mụn nữa nhé.
Kem chấm mụn Dr.Somchai Acne Thái Lan chính hãng
Những nguy hiểm khi nặn mụn
Dùng tay nặn mụn hay sử dụng bất cứ dụng nặn mụn nào mà chưa khử khuẩn, vệ sinh kĩ càng có thể làm tổn hại da. Thậm chí tự nặn mụn mà chưa có kinh nghệm gì còn khiến cho các nhân mụn không được loại sạch hoàn toàn. Dẫn đến tình trạng tăng sinh thêm mụn.
Khủng khiếp hơn là nặn mụn sai cách sẽ kéo theo những hệ lụy sau đây:
- Để lại sẹo rỗ, sẹo lõm
- Gây viêm nhiễm trên da mặt
- Làm mụn lây lan nhanh hơn và khó trị hơn
- Kích thích mọc mụn mới
- Để lại vết thâm
- Tạo thói quen xấu là nặn mụn
- Có thể làm nhiễm trùng máu.
Trước khi nặn mụn bạn không vệ sinh tay và các dụng cụ sạch sẽ chính là nguyên nhân vi khuẩn xâm nhập vào da, đặc biệt là vùng "tam giác tử thần" nơi có dày đặc các mạch máu nhỏ dưới da nên rất dễ gây nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu rất nguy hiểm nếu bị biến chứng nặng hoặc các bệnh truyền nhiễm. Đã có không ít các trường hợp đã bị nhiễm trùng máu nặng do nặng mụn và đã có một số trường hợp đã tử vong chỉ vì nặn mụn. Vì vậy hãy chấm mụn cho an toàn các bạn nhé!