Với những ai yêu thích xứ sở chùa Vàng cùng những món ăn đặc sắc tại đây thì không thể nào bỏ qua món bún Thái. Món bún thơm ngon, hương vị chua chua, cay cay, ngọt ngọt cùng với đầy đủ hải sản hấp dẫn kết hợp với rau và nấm bổ dưỡng dễ dàng làm xiêu lòng những thực khách sau lần ăn thử đầu tiên. 

Có thể là hình ảnh về thực phẩm và trong nhà

Sau đây là chia sẻ về cách nấu bún Thái tại nhà vô cùng đơn giản mà vẫn đúng chuẩn vị Thái. 

Chuẩn bị nguyên liệu nấu bún Thái


  • Tôm sú: 300gr.
  • Mực ống hoặc mực nang: 300gr.
  • Nghêu hoặc sò huyết: 0.5kg - 1kg. 
  • Thịt bò: 300gr.
  • Xương ống: 1kg.
  • Nước cốt me: 500ml.
  • Lá chanh: Khoảng 5 lá.
  • Nấm kim châm.
  • Riềng.
  • Cà rốt.
  • Cà chua.
  • Hành tỏi.
  • Nấm rơm.
  • Sa tế.
  • Ớt trái. 
  • Bún tươi.
  • Gia vị gồm: Đường, muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm. 

Các bước nấu bún Thái

Có thể là hình ảnh về thực phẩm và văn bản cho biết 'CÁCHLÀM LÀM BÚNTHÁI'

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Tôm: Bỏ đi phần đầu tôm và râu tôm. Rửa sạch tôm rồi để cho ráo nước. Lưu ý bạn nên để riêng phần đầu tôm cho công đoạn nấu nước dùng bún Thái, vì phần đầu tôm giúp tạo vị ngọt cho nước dùng. 
  • Nghêu: Ngâm trong nước để loại bỏ cát và chất bẩn. Nên bỏ thêm vài quả ớt đập dập vào ngâm cho loại bỏ mùi tanh của nghêu. 
  • Mực ống: Rút bỏ túi mực, rửa sạch và cắt khúc tùy theo khẩu vị ăn của mỗi người. 
  • Cà chua: Rửa sạch vỏ, cắt quả cà chua làm 4 hoặc làm 8 theo hình múi cau.
  • Nấm rơm: Cắt bỏ phần đầu nấm, rửa sạch cho hết cát, vớt ra cho ráo hết nước. 
  • Cà rốt: Rửa sạch, gọt vỏ, cắt hình hoa văn tùy vào sở thích của bạn trang trí cho món ăn thêm đẹp mắt.
  • Sả: Băm nhuyễn.
  • Đun nước sôi, cho nguyên liệu hải sản gồm có tôm, mực ống và nghêu vào cùng với gừng hấp trong 10 phút cho đến khi hải sản vừa chín tới thì tắt bếp. 

Có thể là hình ảnh về thực phẩm

Có thể là hình ảnh về thực phẩm và trong nhà

Lưu ý không hấp lâu quá sẽ làm hải sản chín quá mức, cho vào nấu không còn ngon nữa.

Bước 2: Nấu nước dùng bún Thái

  • Bắt nước lên bếp cho sôi. Cho vào nồi nước xương heo, đầu tôm vào nồi. Thêm vào đó 10gr gừng và ít muối. Ta hầm với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút để xương heo và tôm tiết ra hết chất ngọt. Lưu ý khi nước dùng bún sôi lên thì bạn mở nắp, vớt hết bọt nổi trên mặt để nước dùng có màu trong trẻo đẹp mắt. 
  • Cho khoảng 20ml dầu ăn vào nồi và đợi dầu nóng, tiến hành cho hỗn hợp gồm hành tỏi, riềng cắt sợi, sả đã băm nhuyễn vào nồi phi cho thật vàng thơm. 
  • Tiếp theo cho cà chua đã cắt vào xào sơ. Rồi cho tiếp cà rốt, nấm rơm. Thêm vào đó ít sa tế tùy theo khẩu vị ăn cay của bạn. 
  • Cho vào nước dùng từ xương ống và đầu tôm vào cùng với 5 lá chanh cho dậy mùi và đậy kín nắp cho nước sôi. 
  • Khi nước dùng sôi lên, bạn thực hiện cho thêm 50ml nước cốt me, 15gr muối, 40gr đường, 10gr hạt nêm và khoảng 20ml nước mắm. 
  • Bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn, có thể thêm bớt tùy vào khẩu vị ăn mặn hay ngọt của bạn và gia đình.
  • Đợi nước dùng sôi thêm lần nữa là có thể dọn ra rồi. 

Có thể là hình ảnh về thực phẩm

Bước 3: Công đoạn hoàn thành

  • Cho bún tươi vào tô. Nếu bạn kỹ có thể trụng bún vào nước sôi cho bớt độ chua và sạch. 
  • Thịt bò và nấm kim châm bạn thực hiện trụng vào nước sôi. Riêng với thịt bò bạn có thể tự điều chỉnh độ tái hay chín sao cho phù hợp với sở thích. 
  • Xếp các loại hải sản đã hấp chín như tôm, nghêu và mực ống vào tô. 
  • Múc nước dùng đã sôi vào tô bún. 
  • Bún Thái thường ăn kèm với các loại rau nhiệt đới và có thể chấm thêm muối tiêu xanh. 
  • Vậy là bạn đã hoàn thành xong món bún Thái thơm ngon đúng vị rồi. 

Bí quyết chọn hải sản tươi ngon cho món bún Thái

Hải sản là cái tinh túy trong món bún Thái, vì thế việc lựa chọn hải sản tươi ngon quyết định chất lượng món ăn. Để có thể giúp bạn làm ra được món đúng vị Thái này, mình chia sẻ với bạn vài bí quyết lựa chọn hải sản như sau:

  • Đối với mực nang: Chọn con to, mình dày, màu trắng đục. Thịt mực chắc và không nát. Lớp màn màu nâu đều bên ngoài và phần râu mực còn cứng.
  • Đối với mực ống: Phần thịt có màu sáng và hơi ửng hồng. Đầu còn dính vào thân, phần râu mực cứng và túi mực chưa bị vỡ.
  • Tôm: Vỏ còn cứng, thân săn chắc, màu trắng trong. Phần đầu còn dính vào thân, càng còn nguyên, đầu không bị đen và không có mùi tanh.

Giá trị dinh dưỡng của món bún Thái

  • Bún Thái có chứa nhiều nguyên liệu chính là hải sản, trong tôm có chứa nguồn protein dồi dào cùng với lượng khoáng chất và vitamin như sắt, canxi, kẽm, photpho, đồng, vitamin E, B12… 
  • Tất cả những dưỡng chất trên đều rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ và tăng sức đề kháng ở người lớn.
  • Ngoài ra chúng còn giúp chắc khỏe xương, ngăn ngừa việc loãng xương hay viêm khớp.
  • Thêm vào đó mực ống có thành phần dinh dưỡng không hề kém tôm. Mực không có chất béo, ăn mực giúp tăng cường hệ miễn dịch, chắc khỏe xương, an thần hiệu quả, ngăn ngừa thiếu máu và bệnh lý về huyết áp, tim mạch.
  • Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là trong các loại hải sản cũng có chứa đồng thời hàm lượng cao cholesterol không tốt cho sức khỏe.
  • Ngoài ra món ăn có vị đặc trưng là cay và nóng nên sẽ có ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn nên chọn loại nước mát và có tính chất thanh lọc khi ăn chung với bún Thái.
Tổng kết

Cách nấu bún Thái không khó, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện ở nhà. Chúc bạn có thể thành công khi tự làm món ăn này và thưởng thức hương vị thơm ngon khó cưỡng của nó nhé.