Ngày 24/12, Bộ Y tế Thái Lan thông báo sẽ cấm nhập khẩu, sản xuất và bán các mặt hàng mỹ phẩm chứa hạt vi nhựa kể từ ngày 1/1/2020.

Hạt vi nhựa là gì ?

Hạt vi nhựa hay vi hạt nhựa là những hạt nhựa nhân tạo có kích thước lớn nhất nhỏ hơn 1 mm, và những loại có kích thước từ 10 micrômét (0,00039 in) đến 1 milimét (0,039 in) được sử dụng trong thương mại. Nhiệt độ nóng chảy thấp và chuyển pha nhanh khiến chúng rất phù hợp để tạo độ rỗng cho đồ gốm và các vật liệu khác. Chúng thường được làm từ polyetylen nhưng cũng có thể được làm từ các loại nhựa hóa dầu khác như polypropylen và polystyren.


Vi hạt nhựa được thêm vào các sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm như xà phòng, sữa rửa mặtkem đánh răng như một nhân tố tẩy da chết. Nó còn được thêm vào các loại dược phẩm không cần kê toa.

Trong nghiên cứu y sinh và khoa học sức khỏe, vi hạt nhựa được dùng trong các kỹ thuật siêu vi, quan sát chất lỏng, phân tích dòng chảy và sửa lỗi.

Tính tròn và đồng nhất khiến kem và lotion mềm và dễ thoa, vi hạt nhựa còn được nhuộm màu để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Vi hạt nhựa có thể gây ra ô nhiễm hạt nhựa và gây nguy hại cho môi trường sống của các động vật dưới nước ngọt lẫn nước mặn. Ở Mỹ, Chiến dịch loại bỏ vi hạt nhựa khỏi nước 2015 đã dần dần loại bỏ loại vật liệu này khỏi các sản phẩm vệ sinh cá nhân vào tháng 7 năm 2017.

Thái Lan cấm mỹ phẩm chứa hạt vi nhựa

Ngày 24/12, Bộ Y tế Thái Lan thông báo sẽ cấm nhập khẩu, sản xuất và bán các mặt hàng mỹ phẩm chứa hạt vi nhựa kể từ ngày 1/1/2020.

Theo thông báo được đăng trên Công báo Hoàng gia Thái Lan, hạt vi nhựa thường được dùng trong các sản phẩm làm sạch da như tẩy da chết. Với kích thước nhỏ bé, các hạt vi nhựa sẽ dễ dàng thoát khỏi hệ thống xử lý nước thải và bị trôi ra biển. Tuy nhiên, các hạt vi nhựa này sẽ không phân hủy được trong nước hay trong môi trường bình thường qua thời gian.

Trước đó, Anh cũng đã cấm việc sử dụng hạt vi nhựa trong sản xuất mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân do quan ngại tác động của nó đến hệ sinh thái biển.

Ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt tại các con sông, kênh, lạch và đại dương, đang trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng về sinh thái khi nó đe dọa tới tính mạng của các loài thủy hải sản, thủy sinh và chim muông, gây mất mỹ quan tại các bãi biển và tạo ra một lượng rác thải khổng lồ trôi nổi trên các đại dương.

Các nhà khoa học đã cảnh báo khi nhựa phân hủy dần, các hạt vi nhựa sẽ thâm nhập vào các chuỗi thức ăn và đi vào trong cơ thể con người, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.

Một nghiên cứu do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố tháng 6 vừa qua cho thấy con người có thể đang 'nạp' vào cơ thể 5g nhựa mỗi tuần, tương đương với 1 chiếc thẻ tín dụng.