Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam vừa đưa ra khuyến cáo 5 bước theo dõi bệnh nhân Covid-19 tại nhà nhằm phát hiện kịp thời dấu hiệu bệnh chuyển nặng cũng như tránh lây nhiễm cho người thân. 

Bước 1: Nhận biết các triệu chứng của Covid-19


  • Các triệu chứng điển hình của bệnh Covid-19: Sốt, ho, đau họng, mất vị giác/khứu giác, đau cơ, đau đầu.
  • Nếu bạn có các triệu chứng trên, hãy gọi điện cho nhân viên y tế để được tư vấn và xét nghiệm. Bạn cũng có thể tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà nếu có đầy đủ dụng cụ.
Hướng dẫn tự test nhanh Covid-19 tại nhà
  • Các triệu chứng nặng của bệnh Covid-19: Khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau ngực, hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ.
  • Nếu bạn hoặc bất cứ người nào bạn quen biết có các triệu chứng nặng của Covid-19 như trên, hãy gọi ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Bước 2: Tự chăm sóc bản thân


  • Người bệnh cần nghỉ ngơi trong phòng riêng thông thoáng khí (nếu có thể), hoặc đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m với người khác.
  • Đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
  • Uống nhiều nước để cơ thể không mất nước.
  • Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
  • Dùng Paracetamol khi bị: sốt, đau mỏi cơ, đau đầu (hãy liên hệ với các nhân viên y tế để được tư vấn về liều lượng và khoảng cách giữa các liều). Đồng thời, có thể chườm mát, lau người bằng nước ấm để hạ sốt.


  • Theo dõi nồng độ oxy theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo SpO2
  • Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của nhân viên y tế ngoại trừ Paracetamol dùng khi bị sốt, đau mỏi cơ, đau đầu.
  • Nếu bạn thấy khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau ngực, hoặc hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ, hãy gọi ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Bước 3: Bảo vệ những người sống cùng


  • Luôn giữ khoảng cách với người khác, ở trong phòng riêng (nếu có thể), thông thoáng khí. Nếu không có phòng riêng, hãy giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
  • Người bệnh và tất cả mọi người trong nhà cần luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc.
  • Sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân (ăn, uống, sinh hoạt).
  • Thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch nước rửa tay khô (cồn 70 độ).


  • Để riêng rác thải vào trong thùng rác có nắp đậy và loại bỏ rác thải riêng.
  • Người chăm sóc cần đeo khẩu trang y tế và rửa sạch tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.
  • Mở cửa sổ để phòng luôn thông thoáng.

Bước 4: Nếu bạn được bác sĩ khuyên dùng máy đo nồng độ oxy SpO2


  • Hãy đảm bảo bạn biết sử dụng máy đo SpO2 đúng cách: Nếu không biết cách sử dụng, hãy hỏi nhân viên y tế để được hướng dẫn.
Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo SpO2
  • Hãy dùng máy để kiểm tra nồng độ oxy 3 lần một ngày hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bước 5: Theo dõi nồng độ oxy trong máu


  • Bất kể nồng độ oxy của bạn là bao nhiêu, nếu bạn thấy khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau tức ngực, hoặc bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, hãy gọi ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.
  • Nếu nồng độ oxy trên 94%, hãy tiếp tục theo dõi nồng độ oxy của bạn.


Nếu nồng độ oxy của bạn bằng hoặc ít hơn 94%:

  • Hãy gọi ngay cho nhân viên y tế hoặc tìm kiếm chăm sóc y tế.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
  • Theo đổi các tư tế nằm trên giường: nằm sấp, nằm nghiêng, và ngồi thẳng lưng, mỗi lần khoảng 2 giờ.