Pory Than - Niềm tin về hạnh cho đi trong Đạo Phật của người Thái


Pory Than hay โปรย ทาน là một nghệ thuật gấp ruy băng của người Thái Lan, là 1 nét đẹp trong văn hoá Thái Lan, dùng để gửi đi những đồng xu/tiền giấy được gấp bên trong một cách trang trọng và tế nhị. Những viên ruy băng đủ sắc màu và hình dạng thường được ban phát trong các nghi lễ của Hoàng Gia, Nhà Phật hoặc sử dụng để tặng những người thân thích tham dự trong các sự kiện quan trọng như lễ xuất gia, đám cưới,… Những đồng tiền trong Pory Than được coi là phần của cải tinh khiết, không dùng để tiêu xài, mà thường được mang về nhà với ý nghĩa đem lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Đây là một trong những tục lệ thể hiện sự cho đi hay hạnh bố thí của Phật Giáo. Cho đi bằng tấm lòng và không mong chờ bất kỳ phần thưởng hay lợi ích nào là một trong những phương châm đối nhân xử thế mà Đức Phật răn dạy.

95% dân số Thái Lan là Phật tử, nên tư tưởng Đạo Phật với lối sống hiền hậu đã đi sâu vào phong tục và quan niệm nhân sinh của mỗi người Thái. Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao khi đến xứ sở này, bạn luôn nhận được những nụ cười, và những con người hiếu khách, dễ mến?

Bởi họ đã chọn phương châm sống chân thành, và sẵn sàng cho đi.

Pory Than tại Việt Nam

Thật ra ở Việt Nam chúng ta cũng có phong tục Pory Than này. Có thể mọi người không để ý nhưng thật ra cái vụ gấp ruy băng này ở Việt Nam chúng ta đã có rất lâu và thường là gấp ngôi sao hay gấp hạc giấy.

Bạn đã từng tin vào gấp 1 ngàn con hạc giấy sẽ được 1 điều ước chưa ? Có rất nhiều người không tin nhưng niềm tin là bất diệt. Khi con người ta đã không còn bất kỳ 1 điều gì để bám víu trên cuộc đời này nữa thì người ta sẽ tin vào 2 chữ "niềm tin" để hy vọng.


Sự tích 1000 con hạc giấy

Chuyện kể rằng một nàng tiểu thư đài các con gái huyện quan yêu say đắm một chàng thư sinh nghèo. Hai trái tim đến với nhau bằng tình yêu tinh khôi tuổi xuân thì.

Chuyện đến tai huyện quan, ông đùng đùng nổi giận và ra sức ngăn cấm. Thì ra huyện quan chê chàng thư sinh quá nghèo và vốn dĩ ông đã có kế hoạch kén rể là con trai một vị thương gia giàu có. Bị cấm đoán, nàng tiểu thư ngày ngày u sầu, ra vào buồn tênh, sắc xuân héo úa.

Mối tình giữa nàng tiểu thư và chàng thư sinh càng bị cấm càng trở nên mãnh liệt. Tức tối, huyện quan gọi chàng thư sinh đến và ra một điều kiện, nếu chàng thư sinh đáp ứng sẽ được gả con gái. Điều kiện là trong vòng ba ngày đêm, chàng thư sinh phải xếp đúng 1.000 con hạc giấy làm lễ vật cầu hôn.

Thế là trong ba ngày liên tiếp, chàng thư sinh cắm cúi xếp hạc giấy. Đêm trước thời hạn ba ngày, chàng vừa xếp xong con hạc giấy thứ 999 thì bất tỉnh vì kiệt sức. Vài ngày sau, chàng qua đời. Người ta chôn chàng ở một ngọn đồi hoang vắng sau chợ huyện. Một thời gian ngắn sau đó, người ta phát hiện trên mộ chàng thư sinh có con hạc giấy thứ 1.000 rỉ máu.

Nàng tiểu thư không được biết câu chuyện này, càng không biết về cái chết của người tình. Nàng đành phải chấp nhận lên kiệu hoa về nhà chồng. Trước ngày vu qui một con trăng, nàng vô tình biết chuyện chàng thư sinh và con hạc giấy thứ 1.000 bên mộ vắng. Đau xót đến tột cùng, nàng lâm bệnh nặng. Trước khi qua đời, nàng cầu mong cha cho phép được chôn bên cạnh mộ chàng thư sinh.

Bẵng đi một thời gian nữa, người ta ra thăm mộ hai người thấy từ hai nấm mồ mọc lên hai cây lạ, từ hai thân cây mọc ra hai cành cây hướng về nhau, gắn chặt với nhau không rời dù cho trời có đổ mưa to gió lớn hay tuyết sương giăng phủ. Từ đó trở đi, dân gian truyền tụng nhau sự tích Ngàn cánh hạc giấy và gắn mối tình đẹp đẽ ấy của hai người với câu tục ngữ “Như chim liền cánh, như cây liền cành”. Người đời sau còn sáng tác nhiều bài hát về ngàn cánh hạc giấy để thổ lộ nỗi niềm những kẻ yêu đương bị cách trở.

Truyền thuyết 1000 con hạc giấy và 1 điều ước

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu do phóng xạ, người bạn của Sadako đã bảo cô gấp những con hạc giấy origami (orizuru) với hy vọng tạo ra một ngàn con hạc. Cô đã được truyền cảm hứng để làm như vậy bởi truyền thuyết Nhật Bản rằng một người tạo ra một ngàn con hạc origami sẽ được ban một điều ước. Mong ước của cô chỉ đơn giản là sống qua căn bệnh bạch cầu để có thể tham gia vào đội tuyển thi chạy mà cô mơ ước. Khi kể lại câu chuyện của mình, cô chỉ gấp được 644 con hạc giấy trước khi vào ngày cô không thể gấp tiếp , không thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời, và chết vào sáng ngày 25 tháng 10 năm 1955 khi biết gia đình sẽ luôn ở bên cô. Bạn bè và gia đình của Sadako đã giúp hoàn thành giấc mơ của cô bằng cách gấp những con hạc giấy còn lại, và chúng được chôn cùng Sadako.

Tuy nhiên, nội dung thuật lại trong cuốn sách rằng Sadako "đã chết trước khi hoàn thành 1000 con hạc giấy và hai người bạn của cô đã hoàn thành nốt nhiệm vụ, đặt những con hạc giấy đã hoàn thành vào trong quan tài của cô" không được các thành viên gia đình còn sống của cô đồng ý. Theo gia đình cô, và đặc biệt là anh trai Masahiro Sasaki, người nói về cuộc sống của em gái mình tại các sự kiện, Sadako không chỉ vượt quá 644 con hạc, cô đã vượt quá mục tiêu 1000 con và chết khi đã gấp khoảng 1400 con hạc giấy. Masahiro Sadako, nói trong cuốn sách The Complete Story of Sadako Sasaki rằng cô đã gấp vượt quá mục tiêu của mình. Câu chuyện hoàn chỉnh về Sadako Sasaki ′ được đồng sáng tác bởi Masahiro Sasaki (anh trai cô) và Sue DiCicco, người tiếpsáng lập Dự án Cẩu hòa bình. Ông Sasaki và gia đình đã tặng một số hạc giấy của Sadako tại những nơi quan trọng trên khắp thế giới: ở NYC tại đài tưởng niệm 9-11, tại Trân Châu Cảng, Hawaii, tại Thư viện & Bảo tàng Truman vào ngày 19 tháng 11 năm 2015, tại Bảo tàng Of Dung sai vào ngày 26 tháng 5 năm 2016 và Bảo tàng Quốc gia Mỹ-Nhật ba ngày sau đó. Các tổ chức Quyên góp Hạc giấy USS Arizona và Bảo tàng Tổng thống Truman Quyên góp được giúp đỡ bởi ông Clifton Truman Daniel, cháu trai của Tổng thống Truman.

Sau khi cô qua đời, bạn bè và bạn học của Sadako đã xuất bản một sưu tập các thư từ để gây quỹ xây dựng đài tưởng niệm cho cô và tất cả những đứa trẻ đã chết vì ảnh hưởng của bom nguyên tử. Năm 1958, một bức tượng Sadako cầm một con hạc giấy vàng đã được công bố trong Đài tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, còn được gọi là Mái vòm Genbaku, và được lắp đặt trong Công viên Hòa bình Hiroshima.