Tết Songkran - Thái Lan


Songkran (สงกรานต์) là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan. Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13-15/4 theo dương lịch) để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng...những người càng được té nhiều nước càng may mắn. Lễ hội này có nét giống Lào và Campuchia, tuy nhiên mỗi nước có nghi thức lễ và hội có vài chi tiết khác nhau.

Tết té nước của Thái Lan mang tính chất cộng đồng nhiều hơn so với Tết cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc - thường hướng về gia đình. Do đó, lễ hội Songkran là một dịp lý tưởng để du khách tới chứng kiến và tham gia ngày hội.


Lễ hội Songkran đã được Hiệp hội Sự kiện và Lễ hội Quốc tế (IFEA) chọn là một trong ba lễ hội lớn của Châu Á. 2 lễ hội khác là Lễ hội điêu khắc băng và tuyết quốc tế Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc và Lễ hội bùn Boryeong của Hàn Quốc.

Ba lễ hội lớn đã được IFEA lựa chọn từ tổng số 37 lễ hội ở châu Á. Một ủy ban đã tiến hành 2 vòng tuyển chọn - vòng một chọn 10 lễ hội từ tổng thể 37 lễ hội, và vòng hai chọn ba lễ hội cuối cùng từ 10 lễ hội.

Giải thưởng lễ hội nhằm đánh giá mức độ phổ biến đối với khách du lịch nước ngoài của các sự kiện từ khắp khu vực châu Á, đồng thời mang đến cho các quốc gia cơ hội để quảng bá văn hóa đến với quốc tế.

Nguồn gốc của Tết Songkran

Có thể là hình ảnh về hoa

Từ Songkran có nguồn gốc từ tiếng Phạn cổ, một ngôn ngữ có từ hàng nghìn năm trước, và có nghĩa là ‘bước vào’, ‘bước vào’ hoặc ‘đi vào’. Nó mô tả sự chuyển động hàng tháng hoặc "đoạn chiêm tinh" trong cung hoàng đạo từ cung này sang cung tiếp theo. Vào tháng 4, mặt trời rời khỏi cung Bạch Dương và đi vào cung Kim Ngưu, thời kỳ được gọi là Maha Songkran hoặc Đại Songkran. Điều này báo hiệu năm mới của người Thái đã bắt đầu.

Lễ hội được cho là bắt nguồn từ một lễ hội mùa xuân của người Hindu đánh dấu mùa thu hoạch mới ở Ấn Độ cổ đại. Trong khi các nước Đông Nam Á khác tổ chức lễ đón năm mới truyền thống tương tự, thì Songkran của Thái Lan là lễ hội được biết đến nhiều nhất trên khắp thế giới.

Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Tết Songkran ở Thái Lan chính thức được coi là quốc lễ kéo dài ba ngày từ 13-15 tháng 4, mặc dù lễ kỷ niệm có thể diễn ra lâu hơn - lên đến một tuần ở một số nơi.

  1. Ngày đầu tiên của lễ hội, ngày 13 tháng 4 và được gọi là Ngày Songkran, mọi người dọn dẹp nhà cửa và những nơi công cộng như đền thờ và trường học để loại bỏ mọi điều xui xẻo từ năm trước và sẵn sàng cho năm mới. Một hoạt động chính khác là Song Nam Phra, một nghi lễ liên quan đến việc tưới nước thơm cho các tượng Phật linh thiêng của một ngôi đền. Điều quan trọng cần lưu ý là nước (theo truyền thống có mùi nước hoa gọi là Nam Op) không được đổ lên đầu, mà chỉ tưới lên phần thân và cơ thể.
  2. Ngày thứ hai, ngày 14 tháng 4, được gọi là Wan Nao. Đây là lúc mọi người chuẩn bị thức ăn và lễ vật để dâng lên các nhà sư và chùa vào ngày hôm sau. Ngày này cũng là thời điểm để bày tỏ lòng kính trọng đối với những người lớn tuổi. Những người trẻ tuổi chuẩn bị nước hoa hồng và hoa nhài cũng như nước thơm Nam Op để rửa chân cho cha mẹ của họ trong một nghi lễ gọi là Rot Nam Dam Hua. Để đáp lại, cha mẹ dành cho con cái những lời chúc phúc của họ, điển hình là vòng hoa lài. Nhiều người cũng sẽ làm các bảo tháp cát - được gọi là Chedi Sai - trong khuôn viên của ngôi chùa như một cách để cúng dường tâm linh. Khá giống ở Việt Nam, trong ngày này nhiều người sẽ thực hiện phóng sinh bằng cách thả những con chim trong lồng, hoặc cá vào các đường nước. Nghi thức này được thực hiện ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là Phra Pradaeng ở tỉnh Samut Prakan. Buổi lễ đã là một phần của truyền thống tại Wat Proteket Chettaram trong nhiều thập kỷ.
  3. Ngày 15 tháng 4, ngày thứ ba của Songkran, được gọi là Wan Payawan. Mọi người thường bắt đầu một ngày bằng cách đến thăm ngôi đền địa phương của họ để tặng đồ ăn và quần áo cho các nhà sư, những người sau đó cầu nguyện cho họ. Họ cũng tham gia các nghi lễ khác được cho là sẽ mang lại may mắn cho năm mới.

Có thể là hình ảnh về 2 người

Nhắc đến Songkran, không thể không nói đến những vòng hoa, giúp tăng thêm hương thơm và vẻ đẹp cho các lễ hội. Ba loại hoa thơm chính thường được sử dụng để làm những vòng hoa này - dok mali (hoa nhài), dok champhi (champaca trắng) và hoa hồng. Phuang Malai hay vòng hoa được sử dụng phổ biến để tặng cho những người thân lớn tuổi để bày tỏ tình yêu và sự kính trọng.

Như mọi ngày Tết ở các quốc gia khác, Songkran là lúc mọi người về quê, đoàn tụ với gia đình. Lượng người di chuyển vì thế mà tăng cao và phải đặt trước từ rất sớm mới có phương tiện.

Lễ hội té nước Songkran


Lễ hội té nước Songkran là một truyền thống của người Thái với mong muốn rửa sạch tất cả những điềm xấu và đón chào một năm mới tốt lành cho tất cả mọi người.

Theo truyền thống, người Thái sẽ đổ một bát nước lên những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết, hàng xóm để thay cho lời chúc năm mới thật ý nghĩa. Cuộc vui của họ bắt đầu từ một bát nước, sau đó người ta còn sử dụng thùng, ống nước, và cả súng nước. Không phân biệt người dân địa phương hay bản xứ (Trừ trẻ em, nhà sư và những người điều khiển giao thông) còn lại tất cả mọi đều có thể hòa mình vào không khí lễ hội sôi động trong những “trận chiến nước” khốc liệt này.

Lễ hội té nước Songkran được tổ chức ở khắp nơi trên đất Thái Lan. Với du khách đi du lịch thì bạn cũng không cần phải đi đâu xa, tại các điểm trung tâm lớn, các khu du lịch lớn của Thái Lan đều có hoạt động này. Tuy nhiên mỗi vùng miền lại có cách tổ chức, hoạt động khác nhau. Sôi nổi nhất và vui nhất là ở Bangkok, ở Chiang Mai thì lại được tổ chức theo màu sắc truyền thống bởi đây là mảnh đất của lịch sử còn giữ nhiều nét truyền thống cổ kính. Dưới đây là 5 điểm đến gợi ý cho một hành trình thăm quan đất Thái dịp lễ Songkran.

Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Lễ hội té nước ở Bangkok

Bangkok là thủ đô và cũng là điểm trung tâm với nhiều hoạt động nhất. Nếu chuyến du lịch Thái Lan lần này của bạn là ở Bangkok thì chắc chắn bạn sẽ vui thả ga, bởi Bangkok vốn là thành phố náo nhiệt, sống động bậc nhất Thái Lan; đồng thời, hội té nước Songkran ở đây cũng có nhiều điểm khác biệt, độc đáo. Ở thủ đô sầm uất này có những con phố đông nghẹt người tham gia như quảng trường Hoàng gia Rattanakosin, Khao San, đường Phra Athit, Santhichaipraka và Krasa. Hòa mình vào dòng người đông nghẹt đang bắn nước tung tóe vào nhau trên các con phố, bạn sẽ có cảm giác như mình đang tham gia một bộ phim hành động Hollywood vậy đó!

Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Với những bạn chỉ muốn đi xem lễ hội thôi, hãy đến Silom cũng ở Bangkok. Trên quãng đường 5km của phố Silom, những người trẻ tuổi hân hoan phun, té nước lên nhau. Bạn có thể xem lễ hội Songkran ở phố Silom từ trên cầu treo BTS. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo là bạn sẽ khô ráo đâu vì những chiếc xe cứu hoả cũng xuống đường để đảm bảo ai cũng sẽ được “vui vẻ”, dù ở trên cao!

Lễ hội té nước ở Chiang Mai

Nếu như yêu thích những gì cổ kính nhất thì Chiang Mai sẽ là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Bạn nên đến Chiang Mai vào ngày 12/4, bởi đó là lúc người dân địa phương bắt đầu chuẩn bị lễ hội. Chiang Mai là cái nôi khởi phát lễ hội té nước Thái Lan nên ở đây lễ cũng rục rịch sớm và hoành tráng nữa. Khi đến đây, bạn có thể chứng kiến nghi lễ rước tượng Phật quanh thành phố, thường với lộ trình là cầu Nawarat, cổng thành Thapae, các ngả đường và điểm cuối là chùa Wat Phra singh.

Có thể là hình ảnh về 1 người, trẻ em, đang đứng và thủy vực

Bạn có thể té nước hoa nhài vào tượng Phật hay những người lớn tuổi, tới đường phố để xem các màn biểu diễn truyền thống theo phong cách Lana và thưởng thức những món ăn phong phú dọc các con đường. Để tham dự lễ hội tắm tượng Phật bạn có thể tới ngôi chùa nổi tiếng tiếng Phra Buddha Sihing. Dọc phố Urban Culture có tổ chức các cuộc thi sắc đẹp, và thưởng thức các món ăn ngon quốc tế.

Lễ hội té nước ở Pattaya

Nếu không kịp thu xếp cho chuyến du lịch Thái Lan của mình ngay ngày 13 - 15/4, hoặc nhóm của bạn vẫn muốn “yêu thêm một lần nữa” với lễ hội té nước Thái Lan siêu thú vị này thì bạn có thể sắp xếp lịch trình thẳng tiến thành phố biển Pattaya (tỉnh Chonburi). Lễ hội té nước Songkran ở đây được tổ chức sau ngày lễ Songkran chính và sẽ kéo dài từ 18/4 đến 20/4.

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng, mọi người đang đi bộ, đám đông và ngoài trời

Ở Pattaya, vùng đất của lúa, lễ hội Songkran còn là dịp để người dân cầu mưa cho mùa vụ sắp tới. Các hoạt động té nước diễn ra ở khắp các khu phố. Bên cạnh đó bạn còn chứng kiến những cuộc diễu hành khắp thành phố, những sự kiện văn hóa diễn ra trên con đường Bãi Biển. Ngoài ra còn có cuộc thi nhan sắc và tài năng Hoa hậu Songkran.

Lễ hội té nước ở Phuket

Phuket nổi tiếng cũng là một địa chỉ hấp dẫn cho ngày hội té nước Thái Lan Songkran cho năm nay. Không khí lễ hội ở đây lúc nào cũng sôi động, náo nhiệt với những màn té nước, tiệc tùng, đàn ca, nhảy múa dọc khắp các ngả đường ven phố biển như: Soi Bangla, Patong… Bạn sẽ có cơ hội chụp hình với những chú voi sắc màu, hòa cùng nhiều bữa tiệc tùng sôi động ngoài trời. Bên cạnh đó, dọc bãi biển Patong còn có lễ rước Phật với đông đảo người tham dự cũng là một trong những điểm đến thú vị.

Lễ hội té nước ở Hua Hin

Nếu chuyến du lịch Thái Lan của bạn có điểm đến là ở miền Nam, thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua ngày lễ Songkran tại Hua Hin. Hội té nước Songkran ở đây diễn ra với nghi thức đám rước mừng hội Songkran trên trục đường Nares Dambri. Du khách thường sẽ cùng hòa mình với người dân địa phương để tham gia lễ rước này, bởi nó không chỉ là nghi thức lễ truyền thống nơi đây, mà còn được tổ chức rất độc đáo, hoành tráng - là một trải nghiệm du lịch mà không du khách nào muốn bỏ lỡ.

Khi đám rước kết thúc cũng là lúc những trò chơi dân gian và những màn té nước vui nhộn nhưng cũng “cực kịch tính” sẽ diễn ra khắp thành phố. Do chỉ diễn ra một ngày nên khá nhiều du khách chọn đến Hua Hin trước để có thể tham gia lễ hội té nước độc đáo và thú vị này, sau đó mới đến các thành phố khác có hội té nước diễn ra vào ngày 15/4. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa mình vào ngày lễ ở Khon Kaen (nằm trên đường từ Bangkok đi Udon Thani), với nhiều hoạt động thú vị bên lề như diễu hành bằng xe bò trang trí rực rỡ, hội chợ ẩm thực hay thi ném bi sắt.

Những ngày này trên đất nước Thái Lan không thiếu gì những tay súng nước cừ khôi len lỏi trên khắp con phố và chĩa súng vào bất kỳ ai. Không kém phần, nhiều người còn sử dụng hẳn xô hay chậu nước thay vì súng đa sắc màu trong trận chiến này. Ở một vài thành phố, bạn thậm chí sẽ gặp những chú voi sẵn sàng dùng vòi phun nước vào người bạn! Vì thế, đến với Thái Lan vào mùa này, hãy mang thật nhiều quần áo dự phòng và chuẩn bị tinh thần ướt nhẹp mỗi khi ra đường.

6 lưu ý khi du khách tham gia lễ hội té nước Songkran:

  1. Để tạo sự thoải mái trong cuộc vui, bạn nên mặc trang phục gọn gàng, đơn giản. Những trang phục chủ yếu là quần short và áo thun (áo phông) sẫm màu.
  2. Nên mua cho mình chiếc kính bơi, với giá khoảng 100k thôi nhưng có thể giúp bạn bảo vệ được đôi mắt một cách an toàn khi tham gia té nước, nếu không bạn sẽ phải chuẩn bị cho mình vài lọ thuốc nhỏ mắt sau cuộc chơi đấy.
  3. Với những giấy tờ tùy thân quan trọng hay những thiết bị điện tử khi mang theo bạn nên bảo quản trong túi chống thấm nước chuyên dụng. Cách tốt nhất, bạn nên gửi ở tủ đồ an toàn nơi khách sạn đang ở và chỉ nên mang theo giấy tờ tùy thân photo và cũng cần được bảo quản cẩn thận.
  4. Chuẩn bị các vũ khí cho cuộc chiến nước thêm thú vị như súng bắn nước với ống nước bản to phòng khi hết nước. Nước được sử dụng trong trận chiến này phải là nước sạch.
  5. Đây là mùa nóng hừng hực nhất trong năm, nên nếu ra ngoài đường mà bị tạt nước da bạn sẽ không kịp thích ứng được đâu. Vì vậy, bạn hãy dùng kem chống nắng có độ SPF từ 30+ trở lên nhé.
  6. Trong quá trình tham gia té nước, bạn nên cẩn thận với những khu vực lót bằng gạch, rất dễ trượt ngã và làm đổ nước uống khắp nơi cũng như bị thương. Bên cạnh đó, bạn cũng cẩn thận với chất bột trắng. Người địa phương sẽ trét bột vào bạn, hoặc hòa với nước để tạt chung (2 trong 1). Bột này được dùng "như 1 nghi thức ban phước", nhưng nó "không tốt" cho da. Vì thế, khi bị trét bột bạn nên rửa sạch càng nhanh càng tốt.