Nhu cầu làm đẹp của nữ giới càng tăng cao, thì cơ hội cho các ‘thương hiệu ma’ được đà phát triển với các chiêu trò giảm giá, săn hàng hiệu giá rẻ,… càng mở rộng.

Hậu quả mà người tiêu dùng ham rẻ phải gánh chịu là nhan sắc và thời gian đẹp nhất của đời người con gái, chỉ để phục hồi lại làn da đã bị Corticoid làm hư tổn.

Vậy Corticoid là chất gì? Vì sao không nên dùng mỹ phẩm chứa Corticoid? Và cách cải thiện hiệu quả nhất sau khi làn da bị tổn thương bởi Corticoid? Cùng Chatuchak.vn tìm hiểu về chủ đề qua nội dung bên dưới nhé!

Giải nghĩa từ Corticoid

Corticoid (tên đầy đủ là Glucocorticoid) hay còn được gọi là Corticosteroid, viên dược phẩm - chất độc dược bảng B được sử dụng nhiều trong y học.

Chất Corticoid được chia thành 2 loại chính là Cortisol và Corticosteroid. Trong khám chữa bệnh, các bác sĩ thường sử dụng chế phẩm của chất để dẫn xuất Hydrocortison, Cortisol và một số thành phần dược phẩm khác.

Có tác dụng giảm đau, giảm dị ứng, hen suyễn, sưng tấy đỏ, viêm khớp,… Ngoài ra, dược phẩm có có nhiều tác dụng khác, đặc biệt là chống viêm hiệu quả, điều trị các loại mụn mủ, viêm ngoài da.

Với lợi ích đa dụng và thường mang lại kết quả tốt. Sản phẩm chứa Corticoid được xem là một loại “Thần dược”, được nhiều người tin tưởng và sử dụng.

Vì vậy, Corticoid được áp dụng vào nhiều loại mỹ phẩm, có cả những loại mỹ phẩm không phải là chuyên đặc trị mụn cho da.

Nhưng ít ai quan tâm đến những nhược điểm của sản phẩm sẽ mang đến các tác hai cực kỳ kinh khủng cho da. Đặc biệt là da mặt.

Vậy chất Corticoid có lợi hay có hại? Những đặc điểm của sản phẩm chứa Corticoid là gì? Mời các độc giả tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

Nguyên nhân khiến nhiều thương hiệu sử dụng Corticoid trong sản phẩm làm đẹp?

Xu hướng “da trắng như Ngọc Trinh” đã tạo ra cơ hội cho các sản phẩm kem trộn không rõ thành phần, xuất xứ và không được chuyên gia kiểm định hiệu quả ‘lộng hành’ trên thị trường mỹ phẩm.

Trong thời đại đang phát triển nhưng bị ‘chững’ lại do dịch bệnh hoành hành ngoài kia. Các ‘nhà sản xuất’ kiêm ‘giáo sư kem trộn’ thừa nước đục thả câu, tung ra những sản phẩm làm đẹp rẻ tiền nhưng ‘chất lượng cao’. 

Đánh vào tâm lý tiết kiệm tài chính khi làm đẹp của các chị em. Trong khi đó, kem trộn là hỗn hợp các chất như Vitamin. Becozym, Aspirin, Cortibion và Corticoid,…

Các hỗn hợp này sản sinh ra các chất dẫn gây ức chế miễn dịch trên da, thúc đẩy sự hồi phục nhưng không qua bước dưỡng da.

Nhanh chóng cho người sử dụng một làn da trắng mịn, căng bóng chỉ trong 24 giờ sử dụng trước khi xuất hiện những dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng.


Ưu điểm của Corticoid

Dù là dược phẩm, nhưng Corticoid chỉ phát huy đúng tác dụng của nó khi được sử dụng đúng cách từ ý kiến của các bác sĩ.

Nếu không, e rằng nhược điểm sẽ nhiều hơn ưu điểm rất nhiều khi áp dụng Corticoid vào các loại mỹ phẩm làm đẹp da.

Bằng hình thức thoa trực tiếp lên da, các loại mỹ phẩm chứa Corticoid thường có công dụng giữ nước tốt. Tẩy bỏ các lớp sần sùi trên da cho da mặt trở nên trắng sáng, mềm mịn hơn.

Tùy vào hàm lượng Corticoid có trong mỗi sản phẩm và mục đích sử dụng là gì. Mà hiệu quả của Corticoid đối với các bệnh về nám, mụn hoặc lột trắng sẽ hiện rõ chỉ trong 1 – 2 tuần.

Đối với y học chữa bệnh, Corticoid thật chất là một loại thuốc với nhiều tác dụng như chống viêm, sưng tấy và giảm đau nhanh chóng.

Bác sĩ thường sử dụng loại thuốc này cho các bệnh về xương khớp, trị bệnh ngoài da và các bệnh về đường hô hấp.

Corticoid khá có lợi cho cơ thể khi giúp hồi phục chức năng hoạt động của các hệ thần kinh, tim mạch và chuyển hóa các loại chất như đạm, chất béo, đường,…

Cân bằng lượng nước, phân chia các chất dinh dưỡng hợp lí cho cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Nhược điểm của Corticoid

Dù có ưu điểm nổi bật trong y học, nhưng Corticoid lại có khá nhiều nhược điểm khi được sử dụng để làm đẹp nhanh chóng.

Trái ngược với đặc điểm phục hồi nhanh, Corticoid sẽ có nhiều tác dụng phụ khó kiểm soát và nhận biết trong quá trình sử dụng. Cùng Chatuchak tìm hiểu những tác hại khi lạm dụng Corticoid bên dưới đây:

Bào mòn tế bào da

Lạm dụng quá nhiều Corticoid trên da sẽ gây ra sự bào mòn nghiêm trọng. Khiến làn da vốn chắc khỏe trở nên yếu ớt, mất đi khả năng chống lại các vi khuẩn, bụi bẩn và tia UV,… từ tác động bên ngoài xâm nhập vào da.

Gây ‘nghiện’ Corticoid

Giống như cách con người cần phải ăn cơm để sống, nếu da đang sử dụng các mỹ phẩm có chứa Corticoid phải ngưng.

Thì làn da của người sử dụng sẽ có phản ứng dị ứng ‘dữ dội’, ồ ạt cho ra các loại mụn khiến da ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Mất đi hoàn toàn khả năng tự bảo vệ và tạo ra các chất đề kháng chống viêm nhiễm, phục hồi da làm cho bệnh về da trở nên khó chữa hơn ban đầu.

Viêm da

Khi sử dụng mỹ phẩm dưỡng da nhưng sức khỏe da ngày càng trở nên khô khốc, đỏ tấy, bong tróc và làm rạn, teo da thì đấy là những tác hại mà Corticoid trong sản phẩm tạo nên.


Tác dụng phụ

Gây mỏng giác mạc, các mao mạch lộ rõ và giãn nở khiến da dễ ăn nắng và ửng đỏ là những tác dụng phụ mà người sử dụng phải chịu khi thoa các mỹ phẩm chứa Corticoid lên da.

Bởi vốn dĩ, Corticoid chứa độ bào mòn cao, khi chị em thoa lên vùng bọng mắt. Vị trí nhạy cảm và dễ gây hư tổn đến vùng mắt, khiến thị lực giảm mạnh, gây chảy nước mắt, nặng mí và cay xòe.

Tác dụng phụ lên cơ thể

Các mỹ phẩm chứa Corticoid khi thoa lên da cơ thể sẽ rất dễ thẩm thấu nhanh. Điều này làm cho Corticoid đi vào máu nhanh hơn.

Gây ra các bệnh nguy hiểm cho cơ thể như tăng huyết áp, loãng xương, xuất huyết, nghẽn mạch máu, loét dạ dày, giảm đề kháng trong cơ thể và mất đi khả năng chống viêm nhiễm.

4 mẹo chăm sóc da sau khi bị tổn thương bởi Corticoid

Dẫu biết là không nên, nhưng các chị em vẫn luôn vì gia đình mà không dám tiêu pha, xài mạnh để làm đẹp cho mình. Chính vì vậy, các loại mỹ phẩm như kem trộn mới được phát triển mạnh như hiện nay.


Vì vậy, Chatuchak xin chia sẻ 4 mẹo tái tạo, chăm sóc lại các làn da đã trải qua hư tổn do lạm dụng sản phẩm làm đẹp có chứa Corticoid như sau:

Giảm dần liều lượng sử dụng mỹ phẩm chứa Corticoid

 Như đã nói ở phần nhược điểm, khi ngưng sử dụng mỹ phẩm chứa Corticoid bất ngờ. Da sẽ có những phản ứng tiêu cực và khiến sức khỏe làn da thêm tồi tệ hơn.

Vậy nên, các chị em muốn ngưng sử dụng phải kiên nhẫn áp dụng phương pháp giãn cách lượt sử dụng loại mỹ phẩm đó.

Nếu ngày thường, các chị em tha 2 lần/ ngày. Thì nay chỉ cần thoa 1 lần/ ngày, rồi lại tiếp tục giảm xuống thành cách 1 ngày thoa 1 lần.

Cứ tiếp tục giãn cách ngày sử dụng ra cho đến khi nào có thể ngừng thoa hẳn. Mà khi đó, da không còn đưa ra những phản ứng xấu nữa là đã thành công ‘cai nghiện’ cho các chị em.


Thải độc và bồi bổ cho da

Không riêng việc thải độc cho da sau khi trang điểm, mà quá trình thoa kem dưỡng hoặc điều trị cũng là yếu tố quan trọng. Để giúp da thải các chất bụi bẩn, dầu nhờn và Corticoid từ bên trong cơ thể.

Các chị em có thể tìm đến các loại thảo dược, một số loại rau có tác dụng thanh lọc và thải độc cơ thể hiệu quả. Như rau diếp cá, trà xanh, nha đam,…

Ngoài ra, bổ sung các chất như Omega 3, Omega 6 là các axit béo lành mạnh có trong cá hồi, đậu nành, hạt chia,… Hoặc ăn củ có màu xanh đậm, màu đỏ và các thịt đỏ để tăng cường Collagen cho da mặt.

Rửa mặt thường xuyên

Dù là ‘nạn nhân’ của các loại mỹ phẩm chứa Corticoid hoặc không. Thì bước rửa mặt, vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày điều vô cùng quan trọng.

Sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với da để loại bỏ các dầu nhờn, bụi bẩn và các tác động không tốt từ bên ngoài môi trường sống. Giúp da luôn mềm mịn, khô thoáng và khỏe mạnh hơn.


Dưỡng da mỗi ngày

Bước quan trọng sau quá trình ‘cai nghiện’ Corticoid cho da là thoa kem dưỡng ẩm, chống nắng mỗi ngày.

Chăm sóc và bảo vệ da mặt bằng các mỹ phẩm chứa ít hoặc không có Corticoid sẽ giúp bạn chấm dứt hoàn toàn việc ‘sống dựa dẫm’ vào Corticoid.

Phục hồi da nhanh chóng bằng các thành phần thiên nhiên như mật ong, tinh dầu thảo mộc, khoáng chất,… Các chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao sẽ hỗ trợ da hồi phục hiệu quả nhất.

Tổng kết

Hi vọng qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm sử dụng, cũng như lý do vì sao không nên dùng  mỹ phẩm có chứa Corticoid do Chatuchak tổng hợp bên trên. Sẽ mang đến cho các độc giả các kinh nghiệm và kiến thức quan trọng để làm đẹp một cách lành mạnh, an toàn và hiệu quả nhất.